Giải thích về quy định và hướng dẫn Wikipedia:Nội_dung_không_tự_do

Bối cảnh

Nhiệm vụ của Tổ chức Wikimedia là phát triển nội dung mang tính giáo dục dưới giấy phép nội dung tự do hoặc thuộc phạm vi công cộng. Đối với nội dung được cho là "tự do", sẽ không có hạn chế về pháp lý lớn nào đối với việc sử dụng, tái phân phối hoặc điều chỉnh nội dung đó, với bất cứ mục đích gì.[1]

Vì nhiệm vụ này, Wikipedia Tiếng Việt thường chỉ chấp nhận những tài liệu được phát hành theo giấy phép phù hợp với điều khoản của Định nghĩa về Tác phẩm Văn hóa tự do. Những tài liệu không phù hợp với định nghĩa này, bao gồm nhũng tác phẩm được ghi giấy phép chỉ dùng cho phi lợi nhuận, được xem là không tự do, và chỉ được phép dùng nếu chúng thỏa mãn những hạn chế của quy định ngoại lệ này và có thể xem xét để sử dụng hợp lý theo pháp luật Hoa Kỳ. Điều này đã được nói rõ từ tháng 5 năm 2005.[2]

Có một số tác phẩm, đa số là những bức ảnh lịch sử quan trọng và những công trình nghệ thuật hiện đại nổi bật, mà chúng ta không thể trông mong vào chuyện chúng có thể được phát hành theo giấy phép nội dung tự do, nhưng rất khó khi thảo luận theo khía cạnh giáo dục mà không kèm những ví dụ từ đó. Vì không thể đưa những ví dụ này vào mà không làm giảm tính giáo dục và phê bình, trong nhiều điều khoản luật, người ta có thể sử dụng những tác phẩm như vậy theo những điều kiện hạn chế mà không cần phải có giấy phép hoặc sự chấp thuận.[3]

Những quy định hợp pháp này, được gọi là "sử dụng hợp lý" và "xử sự hợp lý", cho phép sử dụng những tài liệu có bản quyền tuân theo một loạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chúng không phải là một vỏ bọc hợp pháp để sử dụng văn bản, hình ảnh và những tài liệu có bản quyền khác không giới hạn. "Sử dụng hợp lý" là một thuật ngữ mang tính kỹ thuật/pháp luật có thể không giống như suy nghĩ của bất cứ cá nhân nào về sự "hợp lý".

Nội dung được dùng dưới những điều khoản này tại Wikipedia Tiếng Việt phải phù hợp với những điều luật kiểm tra của Hoa Kỳ đối với sử dụng tự do. Cụ thể hơn, Wikipedia đặt thêm những hạn chế đối với tài liệu không thuộc về giấy phép nội dung tự do; nội dung chỉ có thể được dùng nếu nó không thể thay thế bằng nội dung tự do. Xem "sử dụng cuối cùng" để có những sự giải thích kỹ lưỡng hơn về cơ sở hợp lý cho những hạn chế bổ sung này. Ví dụ, Wikipedia có thể cho phép chèn một hình mô tả sự kiện lịch sử như Thảm họa Hindenburg, nhưng một hình ảnh công cộng hiện đại của một loại xe cộ, nhà cửa hay người sống có thể trái với những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn. Xem "cách sử dụng có thể chấp nhận được" và "Những ví dụ về cách sử dụng không chấp nhận được" ở dưới để có các ví dụ về lúc nào lời bảo vệ sử dụng hợp lý là đúng tại Wikipedia Tiếng Việt.

Một thành viên truyền lên tài liệu có bản quyền phải cung cấp một cơ sở sử dụng hợp lý, hoặc tài liệu truyền lên sẽ bị xóa.

Sử dụng xuôi chiều

Sứ mệnh của Tổ chức Wikimedia, nơi điều hành Wikipedia, đó là "để trao quyền và khích lệ mọi người trên khắp thế giới thu thập và phát triển nội dung mang tính giáo dục trung lập, phát hành dưới một giấy phép nội dung tự do hoặc ra phạm vi công cộng, và để phổ biến nó một cách hiệu quả và rộng khắp."

nội dung tự do có nghĩa là không bị hạn chế quan trọng nào về mặt luật pháp, cụ thể là luật bản quyền. Wikipedia phân phối nội dung rộng khắp trên thế giới mà không có giới hạn nào về cách mọi người sử dụng nó. Do đó chúng tôi từ chối các giấy phép bản quyền chỉ cho dùng độc nhất tại Wikipedia, hoặc cho dùng độc nhất theo cách dùng phi lợi nhuận. Điều đó là không đủ tự do. Những giấy phép đó và các tác phẩm khác có thể dùng ở đây, nhưng phải đứng trên một nền tảng khác, quan niệm về sử dụng hợp lý một cách hợp pháp.

Để phục vụ cho sứ mệnh này, Wikipedia tự đặt ra cho nó các tiêu chuẩn cao hơn luật bản quyền Hoa Kỳ. Trong khi một thứ gì đó có thể là "sử dụng hợp lý" tại bài viết của Wikipedia đặt tại Hoa Kỳ không có nghĩa là cũng có thể sử dụng hợp lý chúng trong bối cảnh khác. Bài viết của chúng tôi có thể hoàn toàn thỏa mãn luật pháp Hoa Kỳ, trong khi cũng ở Hoa Kỳ, những người dùng sau đó sử dụng lại chính xác cùng nội dung đó nhưng phục vụ cho mục đích thương mại lại bị cho là phi pháp. Điều đó đi ngược lại sứ mệnh của chúng tôi. Việc sử dụng thương mại là một vấn đề phức tạp vượt xa ra khỏi địa vị vì-lợi-nhuận của một công ty, một lý do khác để phải cẩn thận. Chúng tôi cung cấp nội dung cho người dùng ở nhiều quốc gia có các luật về sử dụng hợp lý và xử sự hợp lý khác nhau. Vì các lý do này và các lý do khác, chúng tôi cố tình hạn chế các nội dung phương tiện mà chúng tôi cung cấp ra ngoài, để đảm bảo rằng những gì chúng tôi thực sự cung cấp có được sự phân phối rộng nhất có thể.

Chúng tôi không muốn những người tái sử dụng sau này dựa dẫm vào sự đảm bảo của chúng tôi đối với luật pháp. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của họ, bất kể chúng tôi nói gì với họ. Do đó chúng tôi trình ra cho họ thấy và để cho họ tự quyết định. Với mục đích như vậy chúng tôi đòi hỏi những người đặt nội dung lên đây phải nói chính xác các nội dung không tự do đó đến từ đâu, và một cơ sở sử dụng hợp lý chi tiết cho mỗi lần dùng nội dung có bản quyền tại mỗi bài viết, biện minh tại sao việc dùng tại bài viết đó là được phép.

Những gì liên quan được biểu hiện trong các yêu cầu chặt chẽ ở trên là những gì mà tất cả các nội dung không tự do buộc phải thỏa mãn, và chúng tôi đòi hỏi phải có cơ sở sử dụng hợp lý. Rộng lượng với thế giới đôi khi có nghĩa là tự khó với bản thân mình. Xin hãy thấu hiểu rằng những quy định như vậy không phải là độc đoán; chúng là nòng cốt đối với sứ mệnh của chúng tôi.

Tư thế hợp pháp

Theo luật bản quyền Hoa Kỳ, hầu như tất cả các tác phẩm xuất bản sau năm 1922 đều có bản quyền còn hiệu lực (mặc dù có những ngoại lệ - xem Luật bản quyền Hoa Kỳ để biết thêm chi tiết). Nói chung, việc sử dụng một tác phẩm có bản quyền mà không có sự cho phép của người giữ bản quyền là vi phạm bản quyền, và nó là bất hợp pháp. Như thế, tại Wikipedia, có máy chủ đặt tại Hoa Kỳ, chúng ta bình thường chỉ được sử dụng tài liệu nào không nằm dưới bản quyền hoặc có sẵn dưới một giấy phép đủ tự do.

Có một ngoại lệ quan trọng đối với quy định này, được công nhận trong một điều khoản trong đạo luật bản quyền trong đó mô tả quyền có giới hạn được sử dụng tài liệu có bản quyền mà không cần sự cho phép của người giữ bản quyền - là những gì được biết đến với tên gọi sử dụng hợp lý (hoặc "xử sự hợp lý" ở một số quốc gia, nơi có các tiêu chuẩn khác nhau). Điều khoản này tồn tại để bảo vệ việc phê bình và bình luận, và để ngăn ngừa người giữ bản quyền hạn chế tự do ngôn luận.

Trang này là một hướng dẫn để xử lý các tài liệu sử dụng hợp lý tại Wikipedia tiếng Việt. Nó cung cấp một hướng dẫn chung về những gì có thể được xem là sử dụng hợp lý và những gì không thể và làm thế nào bạn có thể giúp đỡ thành viên viết bài tốt nhất khi tìm cách đưa các nội dung vào theo sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, nó không phải là quy định chính thức. Bạn, với tư cách là người tải lên, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc khẳng định đóng góp của bạn là hợp pháp.

Nếu bạn sử dụng một phần của tác phẩm có bản quyền theo diện "sử dụng hợp lý" (ngoại trừ việc trích dẫn ngắn ngay trong bài), bạn phải ghi chú việc đó lại (cùng với tên và ngày tháng). Mục tiêu của chúng tôi là có thể tái phân phối một cách tự do càng nhiều tài liệu của Wikipedia càng tốt, do đó hình ảnh và tập tin phương tiện gốc được ghi giấy phép theo một giấy phép tự do hoặc trong phạm vi công cộng luôn được chúng tôi ưu tiên hơn là việc sử dụng hợp lý các tập tin có bản quyền. Xem Wikipedia:Mẫu yêu cầu cấp phép để có các mẫu thư xin phép người giữ bản quyền cho phép chúng tôi sử dụng tác phẩm của họ theo các điều khoản của GFDL.

Không bao giờ sử dụng những tài liệu vi phạm đến tác quyền của người khác. Điều này có thể gây ra nguy cơ pháp lý và sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến dự án. Nếu còn nghi ngờ, hãy tự tạo ra một thứ tương đương hoặc mô tả bằng văn bản. Tổ chức Wikimedia bảo quản quyền được xóa bỏ nội dung có bản quyền không tự do vào bất kỳ lúc nào.

Luật bản quyền quản lý biểu hiện sáng tạo của ý tưởng, chứ không phải bản thân ý tưởng hoặc thông tin đó. Do đó, sẽ vô cùng hợp pháp khi đọc một bài viết bách khoa hoặc tác phẩm khác, rồi trình bày lại nó theo cách của bạn, và đăng nó lên Wikipedia. (Xem đạo vănsử dụng hợp lý để thảo luận về nói chung cần phải trình bày lại đến đâu là đủ).

Luật sử dụng hợp lý

Đạo luật Bản quyền năm 1976 đặt ra bốn yếu tố để xem xét khi nào thì quyết định một tác phẩm có bản quyền là sử dụng hợp lý và có thể cho phép mà không cần sự ưng thuận của người giữ bản quyền (17 U.S.C. § 107):

Tuy nhiên các mục của điều 106 và 106A, sự sử dụng hợp lý của một tác phẩm có bản quyền, bao gồm những cách dùng như tái sản xuất theo dạng sao chép hoặc thu âm hoặc bằng bất kỳ cách nào khác được ghi trong điều đó, với các mục đích như phê bình, bình luận, tường thuật tin tức, giảng dạy (bao gồm sao chép nhiều bản để dùng trong lớp), học vấn nâng cao, hoặc nghiên cứu, là không vi phạm bản quyền. Để xác định việc dùng một tác phẩm tại một trường hợp cụ thể là sử dụng hợp lý, những yếu tố sau sẽ được cân nhắc bao gồm—

  1. mục đích và đặc điểm của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng như vậy có mang bản chất thương mại hoặc với mục đích giáo dục phi lợi nhuận hay không;
  2. bản chất của tác phẩm có bản quyền;
  3. số lượng và tính thực thể của phần sử dụng so với toàn bộ tác phẩm có bản quyền; và
  4. hiệu ứng của việc dùng đó đối với mục tiêu lợi nhuận tiềm tàng hoặc giá trị của tác phẩm có bản quyền.

Sự thật là tác phẩm chưa được phát hành bản thân nó sẽ không ngăn cản việc khám phá Sử dụng Hợp lý nếu việc khám phá như vậy được thực hiện dựa trên sự xem xét các yếu tố ở trên.

Một cách ngắn gọn, những điều này chỉ ra

  1. Việc dùng không được cố gắng "thay thế cho đối tượng" của nguyên bản, thay vào đó, phải đủ tính học vấn hoặc quan trọng.
  2. Càng ít tác phẩm gốc được dùng so với toàn bộ, càng có khả năng sử dụng tự do, mặc dù tầm quan trọng của phần cụ thể cũng được xét đến (như trích dẫn phần quan trọng nhất của tác phẩm có thể "thay thế" cho tác phẩm gốc).
  3. Việc sử dụng không được vi phạm khả năng khai thác tác phẩm gốc của người giữ bản quyền (ví dụ, bằng cách dùng như một bản thay thế thị trường trực tiếp cho tác phẩm gốc), mặc dù không thông qua phê bình hay nhại lại.

Đối với những điều này, Wikipedia thêm vào rằng tập tin phương tiện có thể được lặp lại bởi một thành viên khi 'sử dụng hợp lý' là không phù hợp với tiêu chuẩn nhúng vào bài. Người viết được đòi hỏi tải lên một bản tự do tương đương.

Cũng có một số trường hợp vụ kiện có thể tham khảo, và hữu ích để xác định trong một số điều khoản mơ hồ trong những yếu tố này (như "tính thực thể" và "mục đích") đã được diễn dịch trước đây tại tòa án. Thư biên Đại học Stanford đã tạo ra một bản tóm tắt của những vụ án thích hợp nhất về chủ đề này.

Tại Wikipedia, quy định nội dung không tự do của chúng tôi cho phép tài liệu không tự do (có bản quyền) chỉ nếu, ngoài những quy định khác của chúng tôi, chúng tôi vững tin rằng việc sử dụng sẽ được phán quyết là sử dụng hợp lý nếu chúng tôi bị kiện ra tòa. Trong những hạn chế khác đó là bất cứ khi nào có thể, tài liệu "tự do" cũng nên được dùng thay vì tài liệu không tự do để tránh vi phạm đến mục tiêu của bách khoa từ điển tự do và để tránh các rắc rối pháp lý không cần thiết.

Liên quan